MyVNPT: Nạp thẻ qua app, nhận quà khuyến mại
Ứng dụng tiện ích, tra cứu tích điểm
Tải ngay
VỀ VNPT
MY VNPT
CÁ NHÂN
DOANH NGHIỆP

VỀ VNPT

Tin tức

ĐV
thành viên

Điểm giao dịch

Tuyển dụng

Liên hệ

Sơ đồ website

Fanpage của Vinaphone Kênh youtube của Vinaphone
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

CÁ NHÂN DOANH NGHIỆP VỀ VNPT
  • Về VNPT

    VỀ VNPT

    • Giới thiệu chung
    • Cơ cấu tổ chức
    • Sứ mệnh-Tầm nhìn
    • Năng lực VNPT
    • Hợp tác phát triển
    • Các mốc phát triển
    • Văn hóa VNPT
    • Chất lượng dịch vụ
    • Thông tin doanh nghiệp
      • Về VNPT
      • Về VNPT VinaPhone
    • Quản lý Chất lượng dịch vụ
      • Báo cáo CLDV
      • Công bố CLDV
      • Kết quả tự kiểm tra định kỳ
    • Vùng phủ sóng của VNPT
  • Tin tức

    TIN TỨC

    • Tin hoạt động
    • VNPT trên báo
    • Phóng sự ảnh
  • Thành viên

    ĐV THÀNH VIÊN

    • VNPT VinaPhone
    • VNPT-Net
    • VNPT-Media
    • VNPT-IT
    • VNPT-Technology
  • Điểm giao dịch

    ĐIỂM GIAO DỊCH

  • Tuyển dụng

    TUYỂN DỤNG

  • Liên hệ

    LIÊN HỆ

  • Sơ đồi website

    SƠ ĐỒ WEBSITE

  1. VNPT
  2. Giới thiệu
4/5 tuyến cáp biển đang gặp sự cố, việc kết nối Internet bị ảnh hưởng

4/5 tuyến cáp biển đang gặp sự cố, việc kết nối Internet bị ảnh hưởng

Trong khi có tới 3 tuyến cáp quang biển đang gặp sự cố và chưa sửa chữa xong, thì ngày 28/1 vừa qua, lại có thêm tuyến cáp biển Liên Á gặp sự cố...

Nguyên nhân tuyến cáp quang biển Liên Á gặp sự cố được xác định do đứt cáp tại vị trí cách trạm cập bờ Singapore của tuyến cáp khoảng 130 km. Sự cố làm mất toàn bộ dung lượng kết nối quốc tế từ Việt Nam đi Singapore của tuyến cáp Liên Á.

Chính thức đi vào vận hành từ tháng 11/2009, Liên Á là 1 trong 5 tuyến cáp quang biển đang chiếm phần lớn dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế.

Với tổng chiều dài 6.800 km, tuyến cáp biển Liên Á kết nối Singapore, Việt Nam, Philippines, HongKong và Nhật Bản. Liên Á được đánh giá là tuyến cáp quang quan trọng để trung chuyển lưu lượng đến châu Mỹ và châu Âu cho các khách hàng ở Việt Nam và khu vực.

Với việc cáp Liên Á vừa gặp sự cố, thời điểm hiện tại, có tới 4/5 tuyến cáp biển các nhà mạng Việt Nam khai thác bị lỗi. Trước đó, vào các ngày 26/12/2022 và 21/1/2023 (tức 30 Tết), tuyến cáp APG gặp sự cố trên 2 phân đoạn S6 gần HongKong (Trung Quốc) và S9 hướng kết nối đi Singapore.

Vào cuối tháng 11/2022, tuyến cáp quang biển AAE-1 gặp sự cố trên các nhánh S1H.1 hướng HongKong (Trung Quốc) và S1H.3 hướng đi Singapore. Hiện giờ, lỗi trên nhánh hướng kết nối đi Singapore đã được sửa xong, tuy nhiên, sự cố trên nhánh cáp kết nối đi HongKong (Trung Quốc) hiện vẫn chưa được khắc phục.

Với tuyến cáp quang AAG, trong năm ngoái, tuyến cáp này nhiều lần gặp sự cố trên cả 2 hướng kết nối đi Singapore và HongKong (Trung Quốc). Với hướng cáp Singapore, AAG gặp sự cố trên các nhánh S1B, S1D và lỗi nguồn tại trạm cập bờ TungKu (Brunei); ở hướng kết nối Hong Kong (Trung Quốc), AAG bị lỗi trên nhánh S1H và S1I. Hiện giờ, mới chỉ có nhánh S1H hoàn thành việc sửa chữa.

Trước tình trạng có tới 4/5 tuyến cáp quang biển gặp sự cố, đã có một số người dùng Internet tại Việt Nam phàn nàn về hiện tượng truy cập Internet chậm. Việc các tuyến cáp quang biển gặp sự cố là bất khả kháng. Hiện các nhà cung cấp dịch vụ đang hết sức nỗ lực để khắc phục.

Tập đoàn VNPT đã thực hiện các phương án ứng cứu để đảm bảo kết nối Internet cho các khách hàng của mình. Các phương án bao gồm việc chia sẻ tải giữa các link quốc tế, chủ động làm việc với các đối tác Facebook, Tiktok, Youtube, tối ưu lưu lượng theo các hướng cáp, mở ứng cứu bổ sung cáp đất. Nhờ đó, khách hàng có thể sử dụng và trải nghiệm gần như bình thường các nền tảng Facbook, Tiktok, Youtube cũng như các giao dịch chứng khoán tài chính, bảo hiểm, ngân hàn,…

Tuy nhiên, có thể nói việc truy cập Internet đi quốc tế của người dùng Việt Nam đều bị ảnh hưởng ít nhiều, đặc biệt vào các giờ cao điểm và đối với các hoạt động đòi hỏi băng thông Internet cao như chơi game trực tuyến, xem phim…

Tập đoàn VNPT vẫn đang tiếp tục nỗ lực triển khai thêm các phương án ứng cứu và cải thiện chất lượng truy nhập Internet cho các khách hàng của mình trong thời gian sự cố cáp biển đang được khẩn trương khắc phục.

Đưa cáp quang, điện đến 266 thôn, bản trong năm 2023

Đưa cáp quang, điện đến 266 thôn, bản trong năm 2023

Thủ tướng giao Bộ TT&TT, Công Thương cùng Ủy ban quản lý vốn nhà nước chỉ đạo, tập trung huy động nguồn lực, công cụ, phương tiện để phủ sóng di động, Internet, đưa cáp quang, điện đến 266 thôn, bản sử dụng trong năm 2023...

Theo đó, Kết luận Hội nghị sơ kết 01 năm triển khai Đề án 06 và tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng, trình Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số phê duyệt Kế hoạch hoạt động năm 2023; theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện các nhiệm vụ; chủ trì, phối hợp với Bộ Công an chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông khẩn trương xử lý dứt điểm tình trạng SIM rác.

Đồng thời, khẩn trương nâng cấp, mở rộng Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia bảo đảm hoạt động thông suốt, ổn định; Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu theo quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng có nhiệm vụ hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xác định nhiệm vụ cụ thể thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; có lộ trình chuyển đổi số cụ thể theo từng năm, trên cơ sở đó, các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện trong số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 được cấp có thẩm quyền giao, rà soát, bố trí cho các dự án, chương trình theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn liên quan; hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương áp dụng xác thực chữ ký số tích hợp trong ứng dụng trên thiết bị di động, phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng giao các Bộ Thông tin và Truyền thông, Công Thương cùng Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo, tập trung huy động nguồn lực, công cụ, phương tiện để phủ sóng di động, Internet, đưa cáp quang, điện đến 266 thôn, bản sử dụng trong năm 2023 bảo đảm người dân trên mọi miền Tổ quốc không ai bị bỏ lại phía sau.

Đồng thời, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng Đề án về xây dựng Cơ sở dữ liệu (CSDL) doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nước trình Chính phủ xem xét, quyết định nhằm mục tiêu quản lý, theo dõi, đánh giá và hỗ trợ doanh nghiệp.

Bộ Tài chính có nhiệm vụ chủ trì tổng hợp, tham mưu bố trí kinh phí sự nghiệp từ ngân sách nhà nước cho triển khai chuyển đổi số năm 2023; Chỉ đạo Tổng cục Thuế nghiên cứu, triển khai giải pháp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đối với dịch vụ ăn uống, chống thất thu thuế, thất thu ngân sách.

Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương hoàn thành 02 nhiệm vụ trong Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022, bao gồm Đề án triển khai thí điểm mô hình giáo dục đại học số; Ban hành chuẩn chương trình khối ngành công nghệ thông tin.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có nhiệm vụ nghiên cứu đưa các yêu cầu về kỹ năng công nghệ thông tin vào các chuẩn chương trình đào tạo. Hoàn thành trong Quý IV năm 2023.

Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đặc biệt là đào tạo nâng cao kỹ năng nghề nghiệp; Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an tiếp tục thúc đẩy việc triển khai chi trả qua tài khoản cho các đối tượng được hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước.

Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ khẩn trương hoàn thành CSDL đất đai quốc gia, sớm cung cấp các dịch vụ công trực tuyến liên quan đến lĩnh vực đất đai phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Bộ Xây dựng hướng dẫn các địa phương số hóa dữ liệu về nhà ở đã cấp trước năm 2009, tổ chức thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu về nhà ở với CSDL đất đai quốc gia phục vụ hiệu quả công tác quản lý nhà nước, hạn chế kiểm tra, giám sát thủ công.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được yêu cầu khẩn trương đề xuất chương trình, kế hoạch, giải pháp thực hiện Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021: "Xây dựng môi trường văn hoá số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số, làm cho văn hoá thích nghi, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư…".

Theo VnMedia

https://vnmedia.vn/su-kien-va-van-de/202301/dua-cap-quang-dien-den-266-thon-ban-trong-nam-2023-87e1eda/

VNPT mang giải pháp chuyển đổi số toàn diện đến với các đô thị

VNPT mang giải pháp chuyển đổi số toàn diện đến với các đô thị

Khi chuyển đổi số đã trở thành hơi thở của cuộc sống thì VNPT không chỉ là nhà cung cấp hạ tầng Viễn thông - CNTT, mà chính là đơn vị sáng tạo ra các giải pháp chuyển đổi số toàn diện và mang chúng đến các cơ quan Chính phủ, Bộ ngành và các tỉnh/thành phố trên cả nước.

Từ bài toán “khó” của các đô thị

Theo nghị quyết 06-NQ/TW về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, dự kiến toàn quốc sẽ có 950-1.000 đô thị và tiến tới con số 1.200 đô thị vào năm 2030.

Cùng với đó là mức tăng trưởng kinh tế cao hơn từ 2-2,5 lần so với mặt bằng chung, khu vực đô thị sẽ tạo động lực đẩy mạnh phát triển kinh tế của cả nước, tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động, góp phần quan trọng trong viêc duy trì sự ổn định và phát triển chung của quốc gia.

Bên cạnh những lợi ích mang lại, việc tập trung dân số đang đặt gánh nặng lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng công cộng hiện hữu của các đô thị vốn đã đạt đến ngưỡng hoặc vượt xa tuổi thọ thiết kế. Sự quá tải về cơ sở hạ tầng cũng kéo theo hàng loạt các vấn đề về môi trường, giao thông, y tế... gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân trong khi nhu cầu của người dân ngày càng cao.

Để giải quyết được vấn đề này, chuyển đổi số trong quản lý và vận hành đô thị là xu hướng tất yếu trong sự phát triển của các đô thị trên toàn thế giới và tại Việt Nam. Đây chính là quá trình dịch chuyển từ đô thị truyền thống sang mô hình đô thị thông minh (ĐTTM) sáng tạo và bền vững.

Trong ĐTTM, các dịch vụ được cung cấp theo thời gian thực trên một nền tảng mở và đa tương thích, cho phép tích hợp hoạt động của các cơ quan chính quyền thành phố, theo các phương thức tối ưu cho cả chính quyền và người dân. Bằng việc ứng dụng và phát huy hiệu quả các các công nghệ 4.0 như Trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu lớn (BigData), vạn vật kết nối (IoT),... các hệ thống quản lý của ĐTTM sẽ trở lên thông minh hơn, có khả năng đưa ra những kết quả phân tích, cảnh báo, dự báo, khuyến nghị, … gần như thời gian thực về mỗi biến đổi của thực tế đời sống đô thị.

... đến lời giải chính xác và hiệu quả của VNPT

Là một Tập đoàn công nghệ hàng đầu và tiên phong trong chuyển đổi số quốc gia, VNPT đã tham gia tích cực và đạt được nhiều thành công trong hoạt động chuyển đổi số quốc gia nói chung và của các đô thị nói riêng.

Trong thời gian vừa qua, VNPT đã hỗ trợ tư vấn đề án ĐTTM cho gần 40 Tỉnh, trong đó có 09 địa phương đã phê duyệt đề án tổng thể. Bộ giải pháp chuyển đổi số của VNPT được triển khai rộng rãi tại hầu khắp các địa phương như hệ thống quản lý văn bản điều hành tại 6.230 cơ quan chính quyền các cấp; Hệ thống một cửa liên thông – VNPT iGate tại 36 tỉnh, 850 đơn vị cấp Huyện; Hệ thống phòng họp không giấy tờ - VNPT eCabinet tại tại 62 tỉnh ; Hệ sinh thái Y tế số triển khai cho 1.962 bệnh viện, 5.963 cơ sở y tế, hơn 13.577 nhà thuốc; Hệ sinh thái giáo dục vnEdu của VNPT có mặt tại 63/63 tỉnh thành trên cả nước cho trên 31.000 cơ sở giáo dục, hơn 800.000 hồ sơ giáo viên và hơn 8 triệu hồ sơ học sinh. Ngoài ra, nhiều dự án quốc gia thành công có sự tham gia tích cực, chủ đạo của VNPT như: Cổng dịch vụ công quốc gia; Trục liên thông văn bản quốc gia; Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; CSDL quốc gia về dân cư; Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước…

Ngay từ năm 2016, VNPT đã ban hành chiến lược VNPT 3.0 với mục tiêu chuyển đổi từ nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông truyền thống sang nhà cung cấp dịch vụ Số. Hiện nay, với đội ngũ hàng nghìn kỹ sư CNTT, VNPT hoàn toàn tự chủ trong việc phát triển, triển khai các giải pháp chuyển đổi số “Make in VietNam”, bao gồm cả những giải pháp có hàm lượng chất xám cao, ứng dụng các công nghệ AI, BigData, IoT, ...

Một trong những giải pháp ban đầu mà VNPT tiến hành xây dựng ĐTTM cho các địa phương là tập trung phát triển hạ tầng Viễn thông - CNTT , xây dựng các trung tâm dữ liệu và hạ tầng vật lý hiện đại nhằm đáp ứng tất cả các nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế số, xã hội số. Đến nay, sóng VinaPhone 4G của VNPT đã đến với 98% dân cư và dự kiến, đến năm 2025, sóng Vinaphone 5G của VNPTsẽ phủ tới 85% dân cư. Cùng với đó, VNPT đã đầu tư phát triển hạ tầng và dịch vụ số bao gồm hạ tầng cáp quang tới từng hộ gia đình; cung cấp Internet băng thông rộng đến 100% các xã trên toàn quốc.

Hiện hạ tầng các trung tâm dữ liệu của VNPT được thiết kế, xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế có quy mô lớn và hiện đại hàng đầu tại Việt Nam. Trung tâm dữ liệu đặt tại 3 miền và các cụm máy chủ tại các địa phương đảm bảo hạ tầng tính toán và lưu trữ cho các nền tảng và ứng dụng chuyển đổi số.

VNPT đã đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng cáp quang, mạng vô tuyến di động cũng như mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ nhu cầu kết nối của chính quyền, người dân và doanh nghiệp. Hệ thống mạng Internet của VNPT kết nối đến 10 nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) hàng đầu quốc tế và 8 ISP trong nước, phủ sóng khắp 63/63 tỉnh/thành trong cả nước.

Dựa trên nền tảng hạ tầng Viễn thông – CNTT sẵn có, VNPT đã tập trung xây dựng một “Bộ não số” cho các tổ chức cũng như địa phương. Đây chính là Trung tâm giám sát và điều hành thông minh (VNPT IOC). Trung tâm IOC được xem là một trong những giải pháp trọng tâm góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia từ các cấp Chính phủ tới các Bộ ngành, địa phương.

Trung tâm IOC của VNPT xây dựng lên 8 phân hệ với các chức năng như: phân tích dữ liệu kinh tế - xã hội; giám sát hiệu quả hoạt động của chính quyền, dịch vụ công ích; giám sát thông tin trên môi trường mạng; giám sát, điều hành lĩnh vực Y tế, giáo dục, du lịch, môi trường,...; giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC); Trung tâm ứng cứu khẩn cấp (113, 114, 115,…).

VNPT IOC có nhiệm vụ thu thập, kết nối tất cả các thiết bị và nguồn dữ liệu trên tất cả các lĩnh vực quản lý của Chính quyền theo thời gian thực. Sau đó dữ liệu được chuẩn hóa, phân tích và đưa ra các cảnh báo đến các cấp quản lý. Điều đáng nói, toàn bộ dữ liệu được hiển thị một cách trực quan, sinh động. Với những dữ liệu này, lãnh đạo các cấp dễ dàng nắm bắt, ra quyết định, chỉ đạo một cách nhanh chóng, kịp thời.

Đến thời điểm này, Trung tâm IOC của VNPT đã được